-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Máy đo độ cứng - ETECH5S đơn vị cung cấp chính hãng
Độ cứng là một đặc tính của vật liệu, một trong yếu tố xác định đến độ bền của các thiết bị và trong các loại linh kiện, mỗi một thiết bị sẽ có độ cứng khác nhau. Nói một cách đơn giản hơn khi sử dụng một lực cố định và một đầu vào vật liệu đã cho, vết lõm càng nhỏ vật liệu càng cứng. Nên máy đo độ cứng được dùng nhằm mục đích để xác định độ bền và độ dẻo dai của vật liệu, từ đó tạo được sự phù hợp trong việc chọn lựa chọn thiết bị.
Khái niệm:
Với mục đích dùng để đo đạc độ cứng của vật liệu, cùng với sự phát triển của ngành điện – điện tử, máy đo độ cứng vật liệu ra đời và phát triển nhanh chóng, có nhiều hãng sản xuất khác nhau và nhiều kiểu dáng khác nhau như: máy đo tự động và máy điều khiển bằng tay.
Máy đo độ cứng có độ bền cao và đo được nhiều loại vật liệu kim loại và phi kim khác nhau như: sắt, kẽm đồng, thậm chí là cao su,…Và hoàn toàn có thể đo được các vật liệu nhỏ, mỏng, cong … điều này ứng dụng ở các vật liệu nhỏ và mỏng hình dáng không cố định như tại các bo mạch điện tử. Máy đo độ cứng có thể làm được điều đó bởi vì máy có chế độ xác minh từng bước, đạt tiêu chuẩn của ISO chất lượng cao. Hơn hết, tất cả thông số được hiển thị thông báo trên màn hình, nên có thiết lập phù hợp để đo nhiều vật liệu.
Vai trò của máy đo độ cứng:
Máy đo độ cứng có vai trò chính trong việc thể hiện tính chất của vật liệu được sử dụng trong việc sản xuất. Nó đo đạc những thông số về độ bền, độ cứng và các tính chất khác của vật liệu.
Ứng dụng trong việc đo lường các vật liệu nhỏ, mỏng, cong,... hoặc những vật liệu khó có thể đo lường chính xác được.
Ngoài ra, máy đo độ cứng còn có chức năng đo độ cứng dưới áp lực của trọng lực xác định, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành cơ khí.
Một số máy đo độ cứng phổ biến:
Đây là thiết bị đo lường được thiết kế đặt một cách cố định trên bàn và có đầy đủ tính năng của một thiết bị đo độ cứng hoàn chỉnh, được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm vật liệu các nhà máy sản xuất kim loại. Thiết bị này có thể được sử dụng với nhiều loại mẫu khác nhau, tuy nhiên những mẫu vật đo cần phải đạt yêu cầu với mâm đo để có thể cho kết quả chính xác nhất.
Ưu điểm của máy đo độ cứng để bàn là cho ra kết quả chính xác cao, có kết nối với các phần mềm điện tử và có khả năng xuất kết quả ra excel một cách tiện lợi.
Máy đo độ cứng cầm tay là dòng thiết bị đo lường có thể cầm tay, thuận tiện cho việc mang đi hiện trường một cách linh động và tiện lợi. Thiết bị này cho kết quả ở mức tương đối, sử dụng kiểm tra đối với một số vật liệu nhất định.
Với kích thước nhỏ gọn cho không gian hẹp và sự tiện lợi của nó mà máy đo độ cứng cầm tay được sử dụng phổ biến hơn. Thiết bị hiển thị trực tiếp thang đo độ cứng HRB, HRC, HV, HB, HS, HL và đầy đủ các thông số khác. Ngoài ra, máy đo độ cứng cầm tay vẫn có thể giao tiếp với máy tính PC để thống kê và in thông qua cáp tùy chọn.
Trên đây chúng tôi cung cấp thông tin về một số máy đo độ cứng cầm tay phổ biến. Trong hoạt động sản xuất, việc đảm bảo về chất lượng máy móc thiết bị là rất quan trọng, nó giúp công việc sản xuất trở nên chính xác và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí hoạt động.