Tìm hiểu tất tần tật thông tin về cọc tiếp địa

23 Tháng 03 2021 | Đăng bởi: Mr Chinh

Cọc tiếp địa là một loại thiết bị dường như đã rất phổ biến với những người công nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhằm bảo hộ lao động. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người đã từng nghe nói tới cọc tiếp địa hay kẹp tiếp địa nhưng không hiểu thiết bị này là gì và chúng có công dụng như thế nào. Sau đây, hãy cùng ETECH5S tìm hiểu tất tần tật thông tin về cọc tiếp địa.

  1. Khái niệm tiếp địa là gì?

Cọc tiếp địa (kẹp tiếp địa) hay kẹp cọc tiếp địa bản chất là một thanh kim loại. Nó được sản xuất theo tiêu chuẩn quy định, được thi công cắm sâu vào trong lòng đất. Cọc tiếp địa có một đầu vót nhọn để cắm sâu xuống đất. Một đầu bằng để có thể đóng búa tạ. Đầu cọc tiếp địa có thể được làm ren để nối 2 cây cọc dễ dàng hơn.

Cọc tiếp địa có thiết kế với một đầu nhọn để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại làm bằng để đóng búa tạ. Đầu cọc có thể được làm ren để tiện cho việc nối 2 cây cọc với nhau. cọc tiếp đất được gọi với tên gọi là điện cực đất (earth electrode)- một vật dẫn hoặc một nhóm vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất, từ đó hình thành mối nối điện có hiệu quả với toàn khối đất.

Cọc tiếp địa là một dụng cụ bảo hộ lao động, được xem là bộ phận cốt lõi của hệ thống chống sét, giúp hệ thống chống sét hoạt động hiệu quả.

  1. Các loại cọc tiếp địa:

Dựa vào chất liệu kim loại làm cọc tiếp địa, người ta chia ra thành 3 loại khác nhau, bao gồm:

  • Cọc tiếp địa bằng đồng (vàng hoặc đỏ)
  • Cọc tiếp địa bằng thép mạ kẽm (nhúng nóng hoặc điện phân)
  • Cọc tiếp địa bằng thép mạ đồng (nhúng nóng hoặc điện phân)

Trong số các tiếp địa trên, nếu cọc được làm từ đồng nguyên chất là loại tốt hơn vì tính dẫn điện của đồng tốt hơn thép. Bù lại, đây cũng là loại cọc tiếp địa có chi phí khá cao và khó thi công hơn do đồng dẻo hơn thép và dễ bị cong vênh trong quá trình thi công.

  1. Công dụng của cọc tiếp địa:

  • Cọc tiếp địa là một bộ phận không thể tách rời đối với bất kỳ hệ thống chống sét nào và đây cũng là công dụng lớn nhất của nó mang lại.
  • Cọc giúp đảm bảo cho việc dẫn các dòng xung sét từ các thiết bị bảo vệ xuống tổ đất tiếp địa công tác và giúp tiêu tán năng lượng những xung này. 
  • Tiếp địa đóng vai trò quan trọng trong việc chống sét, nếu như thiết bị chống sét không được tiếp địa tốt (điện trở đất quá cao), việc sét đánh vào mạng điện chắc chắn sẽ gây hậu quả lớn hoàn toàn có thể xảy ra. 
  • Tuỳ thuộc vào yêu cầu tiếp địa và điện trở đất của công trình mà bạn có thể xây dựng hệ thống tiếp địa an toàn bằng đóng cọc, hoặc khoan giếng thả cọc với số lượng cọc hoàn toàn có thể tính toán được.
  1. Ứng dụng của cọc tiếp địa:

  • Cọc tiếp địa của hệ thống chống sét dùng để phân tán nguồn năng lượng lớn xuống đất nhằm bảo vệ tính mạng con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện trong công trình dân dụng, cũng như các công trình công cộng khác. Do đó, nó thường được chôn sâu và liên kết với nhau bởi cáp đồng M70 bằng mối hàn nhiệt.
  • Cọc tiếp địa sẽ được đóng theo 2 cách là: Đóng cọc trực tiếp và khoan giếng thả cọc. Tùy theo yêu cầu cũng như thiết kế công trình mà sử dụng số lượng cọc và đóng cọc sao cho thích hợp nhất. Nhờ đó vừa mang lại hiệu quả đồng thời giúp tiết kiệm chi phí, nhân công.
  • Lưu ý, các cọc tiếp địa đều được vật nhọn giúp dễ dàng đóng chúng xuống đất. Phải đóng cọc cách móng ít nhất 1m. Thiết bị này sẽ nối với dây truyền sét từ các kim thu sét xuống. Trong quá trình thi công nếu thấy nền đất quá khô cằn, pha nhiều cát sỏi thì nên kết hợp thêm hóa chất để giảm điện trở.

Và trên đây là một số thông tin về thiết bị dụng cụ bảo hộ, qua đó giúp bạn đọc Tìm hiểu tất tần tật thông tin về cọc tiếp địa.

 

Viết bình luận:
0352831724