Tìm hiểu về máy đo điện trở

27 Tháng 03 2021 | Đăng bởi: Mr Chinh

Máy đo điện trở đất là một loại thiết bị dường như đã rất phổ biến với những người công nhân hoạt động trong lĩnh vực điện, điện tử… Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người đã từng nghe nói tới máy đo điện trở đất nhưng không hiểu thiết bị này là gì và cách đo điện trở đất như thế nào. Trong bài viết này, hãy cùng ETECH5S tìm hiểu những thông tin bổ ích về máy đo điện trở hay máy đo điện trở chống sét.

  1. Khái niệm về máy đo điện trở đất:

Máy đo điện trở đất (máy đo điện trở tiếp địa) là loại thiết bị máy đo được sử dụng cho các nghiên cứu nước ngầm thậm chí đến độ sâu lớn, nhằm phục vụ mục đích đánh giá trữ lượng sỏi, khảo sát địa chất để xây dựng đường, đường ống,… hoặc lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu và phòng chống sạt lở, chống sét.

Máy đo điện trở đất xác định điện trở nối đất cho cả điện trở cụ thể và điện trở ohm. Đồng hồ đo điện trở đất chạy bằng pin và có chức năng hẹn giờ đồng hồ (3 phút), chức năng Giữ dữ liệu, màn hình LCD 3 ½ vị trí và kích thước của chúng là 163 x 100 x 50 mm. Phạm vi điện trở cự từ 20, 200 đến 2000 ohms. Chúng có độ phân giải 10/100 mΩ / 1 Ω.

  1. Công dụng của máy đo điện trở đất:

Đo điện trở đất (hay còn gọi là điện trở tiếp địa, điện trở chống sét) để kiểm tra khả năng phóng – truyền điện (sét) của hệ thống.

Đo điện trở đất là điều cần thiết cho hoạt động an toàn của mọi hệ thống điện và cách duy nhất để đảm bảo rằng việc lắp đặt tiếp đất có hiệu quả và chúng vẫn như vậy, là kiểm tra chúng chặt chẽ và thường xuyên.

Chức năng thiết yếu của mọi máy đo điện trở của đất là cung cấp một kết nối điện trở thấp, đáng tin cậy. Nó có thể ghi nhớ các yêu cầu của ứng dụng, chẳng hạn như mức độ hiện tại của sự cố mà từ đó có thể được yêu cầu xử lý.

  1. Lý do sử dụng máy đo điện trở

Ứng dụng nổi bật của thiết bị này là việc đo điện trở đất cho hệ thống chống sét từ đó đưa ra được đánh giá tình trạng an toàn của hệ thống. Nhờ vậy mà có thể đảm bảo được sự an toàn cho người và hạn chế cháy nổ. 

Ngoài ra nó còn có vai trò trong việc giảm thiểu những hư hỏng hay vấn đề phát sinh và tăng tuổi thọ cho các thiết bị được tiếp đất.

 Ngoài việc lắp đặt kim thu sét hiện đại hay đóng cọc tiếp địa. Đo điện trở đất là một trong nhiều biện pháp quan trọng để hệ thống thi công chống sét hoạt động trơn chu. Đồng thời việc đo điện trở đất còn đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho các thiết bị điện. Việc đo điện trở đất thường xuyên sẽ giúp đơn vị thi công nắm được hiện trạng của công trình từ đó đưa ra phương án khắc phục phù hợp.

  1. Một số phương pháp phổ đo phổ biến 

4.1. Phương pháp đo điện trở đất bằng áp rơi 3 cực

Để thực hiện phương pháp này các KTS cần tuân thủ những nguyên tắc sau. Trước hết, chúng ta cần bơm một dòng điện vào trong mạch gồm: đồng hồ đo, cọc nối đất, điện cực dòng.

Hãy sắp xếp khoảng cách của các điện cực để chúng cách xa nhau nhất có thể. Điện cực dòng nên có khoảng cách tối thiểu với chiều dài cọc nối đất khoảng 10 lần. Vậy nên, khoảng cách lý tưởng để thực hiện phương pháp này là 40m. 

4.2. Phương pháp đo điện trở đất bằng 4 cực

Trong hệ thống nối đất liên hợp sẽ có những hệ thống nối đất riêng lẻ kết nối ngầm với nhau. Vì vậy, khi đo kỹ thuật viên cần cô lập từng hệ thống nối đất riêng lẻ này lại, bằng cách sử dụng các kìm đo.

Lưu ý, điện áp cực và điện áp dòng sẽ được lắp đặt như phương pháp đo 3 cực. Lúc này, dòng điện sẽ được đo bằng kìm gắn cố định trên cọc nối đất trước đó. Kết quả điện trở đất sẽ được đồng hồ đo tính toán bằng giá trị của dòng điện chạy qua cọc nối đất.

Và trên đây là một số thông tin mà ETECH5S muốn cung cấp cho bạn về việc tìm hiểu về máy đo điện trở

 

Viết bình luận:
0352831724