Tổng hợp các cách đọc thước Panme

16 Tháng 03 2021 | Đăng bởi: Mr Chinh

Một trong những thiết bị đo lường phổ biến trong ngành thi công và cơ khí. Thiết bị đo lường luôn là một dụng cụ vô cùng quan trọng, trong đó phải kể đến thước kẹp Panme. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng và đặc biệt là cách đọc thước Panme hay cách đọc thước kẹp Panme. Vậy nên trong bài viết này, ETECH5S sẽ hướng dẫn đọc thước Panme cho bạn đọc, giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng.

  1. Khái niệm:

Panme cơ khí được hiểu là những thiết bị dùng để đo đường kính, kích thước của các chi tiết có dạng hình trụ, hình ống hoặc các chi tiết linh kiện có dạng lỗ. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí chế tạo để đo độ mỏng dày của phôi, đường kính bên ngoài và trong của các trục, độ sâu của khe,….

Panme điện tử là một trong những loại của thiết bị Panme cơ khí, nó được hiểu là những thiết bị dùng để đo đường kính, kích thước của các chi tiết có dạng hình trụ, hình ống hoặc các chi tiết linh kiện có dạng lỗ. Nó được sử dụng rộng rãi trong ngành cơ khí chế tạo để đo độ mỏng dày của phôi, đường kính bên ngoài và trong của các trục, độ sâu của khe,….

Panme có lịch sử khá lâu đời và được xem là thiết bị có độ chính xác cực cao. Thiết bị này còn có tên gọi theo ngôn ngữ quốc tế là Micrometer. Nó được dùng phổ biến trong đo lường và được xem là có nhiều lợi thế hơn hẳn so với các loại dụng cụ đo kiểm khác cùng ngành.

Panme điện tử còn mang đến cho người sử dụng những tính năng cộng thêm. Như khả năng lưu trữ kết quả đo, thống kê, tự hiệu chuẩn. Chọn lựa kết quả đo theo các đơn vị đo lường khác nhau và hơn tất cả là nó dễ sử dụng. Độ chính xác của hầu hết các panme là ±0.001mm hay 0.00005 inch. Rất hiếm khi gặp loại có độ chính xác khác và các nhà sản xuất có lý do để thiết lập như thế. Panme có thang đo nhỏ hơn các dụng cụ đo khác, có lẽ do phương pháp và yêu cầu đo ở cấp độ cao. Sự thay đổi nhỏ hoặc dung sai nhỏ, các chi tiết hay phôi cũng nhỏ so với thước cặp. Điểm quan tâm lớn nhất là cấu trúc hình học của vật thể cần đo và dung sai khi đo.​

 

  1. Cấu tạo của Panme:

Panme cơ khí hay Panme điện tử, tùy từng loại sẽ có cấu tạo riêng biệt, tuy nhiên thông thường thiết bị đo lường Panme sẽ có cấu tạo gồm các bộ phận chủ yếu: Đầu đo tĩnh, Đầu đo di động, Vít hãm/ chốt khóa, Thước chính, Thước phụ , Núm vặn/tay xoay, Khung

Hình ảnh dưới đây minh họa chi tiết và có thể giúp các bạn hiểu được hơn về cấu tạo Panme:

  1. Tổng hợp các cách đọc thước Panme

Sau đây, ETECH5S sẽ hướng dẫn đọc thước Panme theo các bước:

  • Khi bắt đầu tiến hành đo cần chú ý xem vạch “0” của du xích đang đặt tại vị trí nào của thước chính thì sẽ chỉ đọc phần nguyên về kích thước có trên thước chính.
  • Nếu muốn đọc phần lẻ của kích thước, bạn xem vạch của du xích trùng với vạch của thước chính (tại vị trí trùng nhau).
  • Khi đo dựa trên mép thước động sẽ đọc chính xác được số mm và nửa mm của kích thước trên thước chính.
  • Bạn sẽ đọc thước Panme được phần trăm mm trên thước bằng cách dựa trên vạch chuẩn hiện trên thước chính.

Trên đây là cách đọc thước Panme dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức về việc đọc thước panme.

 

Viết bình luận:
0352831724